Các nhiệm vụ trọng tâm
Một số lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số
25/06/2021 12:00:00

a) Lĩnh vực Y tế
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa trên cơ sở phối hợp chặt với Bộ Y tế để triển khai đồng bộ với nền tảng kêt nối các cơ sở khám chữa  bệnh trên cả nước
 
- Xây dựng và từng bước hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh dựa trên các công nghệ số; ứng dụng công nghệ số toàn diện tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh góp phần cải cách hành chính, giảm tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới không sử dụng bệnh án giấy, thanh toán viện phí, hình thành các bệnh viện thông minh; xây dựng nền tảng quản trị y tế thông minh dựa trên công nghệ số, tích hợp thông tin, dữ liệu, hình thành cơ sở dữ liệu y tế của tỉnh, kết nối với cơ sở dữ liệu y tế Quốc gia.
 
- Thử nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi người dân có một bác sĩ riêng” với mục tiêu mỗi người dân có một hồ sơ số về sức khỏe cá nhân, trên cơ sở đó được bác sĩ tư vấn, chăm sóc cho từng người dân như là bác sĩ riêng, hình thành hệ thống chăm sóc y tế số hoàn chỉnh từ khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng đến điều trị.
 
- Hoàn thiện hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho khám chữa bệnh từ xa và đơn thuốc điện tử cho người dân, nhằm bảo đảm người dân có thể tiếp xúc bác sỹ nhanh, hiệu quả, giảm chi phí và thời gian vận chuyển bệnh nhân.
 
b) Lĩnh vực giáo dục
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa trên cơ sở phối hợp, triển khai đồng bộ với Bộ Giáo dục và Đào tạo; ứng dụng triệt để công nghệ số trong công  tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến.
 
- 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình. Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học.
 
- Nghiên cứu thí điểm áp dụng mô hình giáo dục mới như mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật (mô hình giáo dục STEM to STEAM), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.
 
- Phát triển hệ thống đào tạo trực tuyến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp; ứng dụng công nghệ mô phỏng, phòng thực hành ảo trong đào tạo; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến; số hóa dữ liệu về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà giáo, người học, chương trình, giáo trình và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo.
 
- Các trường cao đẳng, trung cấp triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo trực tuyến đối với các môn học chung, môn học lý thuyết chuyên môn nghề theo chương trình đào tạo. Ứng dụng công nghệ số để đánh giá kết quả học tập của người học.
 
c) Lĩnh vực tài chính - ngân hàng
 
- Xây dựng tài chính điện tử theo hướng liên thông, tích hợp dữ liệu trên nền tảng chia sẻ của ngành Tài chính (Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tài chính) và thiết lập nền tảng tài chính số hiện đại, bền vững.
 
- Tập trung xây dựng và triển khai đồng bộ thống nhất các hệ thống thông tin về hạ tầng mạng, cơ sở dữ liệu chuyên ngành tài chính nhằm hướng tới xây dựng tài chính số, tài chính thông minh dựa trên dữ liệu lớn-dữ liệu mở và mục
tiêu xây dựng Chính phủ điện tử ngành Tài chính có hiệu quả.
 
- Triển khai ứng dụng toàn diện công nghệ số trong các ngành thuế, hải quan, kho bạc, chứng khoán.
 
- Chuyển đổi số trong các ngân hàng thương mại để cung cấp dịch vụ ngân hàng số theo hướng phát triển đa dạng các kênh phân phối, đổi mới sáng tạo, tự động hóa quy trình, thúc đẩy hợp tác với các công ty công nghệ tài chính và trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái dịch vụ tài chính ngân hàng để thúc đẩy phổ cập tài chính quốc gia. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch số 2771/KH-UBND ngày 31/7/2020 của UBND tỉnh về thực hiệnchiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
 
d) Lĩnh vực du lịch
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Xây dựng Cổng thông tin du lịch tỉnh Hải Dương; các giải pháp nhằm kịp thời giới thiệu, thông báo cho mọi khách du lịch khi đặt chân đến và rời đi khỏi tỉnh Hải Dương; khuyến khích các khu, điểm du lịch cung cấp các dịch vụ
Internet không dây (Wifi) miễn phí cho tất cả khách du lịch; chuẩn hóa nội dung điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch nhằm cung cấp những thông tin tốt nhất đến với khách du lịch; xây dựng các ứng dụng hỗ trợ khách du lịch, ứng dụng công nghệ thực tế ảo, công nghệ trí tuệ nhân tạo và các công nghệ mới khác nhằm đưa đến những dịch vụ tốt nhất về trải nghiệm, tiện dụng, tăng giá trị và sức hấp dẫn đối với khách du lịch cũng như các điểm đến du lịch; đẩy mạnh ứng dụng thanh toán trực tuyến (qua ví, thẻ ngân hàng trực tuyến, QR Code…) ở tất cả các điểm
đến du lịch.
 
- Xây dựng và triển khai giải pháp du lịch qua hình ảnh đối với những di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Hải Dương, qua đó cung cấp những thông tin chính thống đối với lịch sử, văn hóa và con người xứ Đông.
 
- Xây dựng các hệ thống giám sát an ninh, an toàn thông minh từ xa, trung tâm thông tin và điều hành du lịch tại tất cả các điểm đến du lịch, bảo đảm hỗ trợ du khách 24/7 trong mọi trường hợp cần sự trợ giúp, khẩn cấp.
 
- 100% công tác quản lý liên quan đến du lịch (các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, hướng dẫn viên, công ty khai thác du lịch…) được điện tử hóa, số hóa.
 
e) Lĩnh vực nông nghiệp
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, tăng tỷ trọng nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế. Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương.
 
- Tập trung xây dựng các hệ thống dữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Xây dựng mạng lưới quan sát, giám sát tích hợp trên không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp. Thúc đẩy cung cấp
thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng; hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệp qua các nền tảng số.
 
- Thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý để có các chính sách, cơ chế điều hành kịp thời phát triển nông nghiệp như dự báo, cảnh báo thị trường, quản lý quy hoạch.
 
- Tích hợp giữa sản xuất và lưu thông dựa trên hệ thống chợ thương mại điện tử, chợ thông minh và các ứng dụng logistic.
- Áp dụng các phương thức thanh toán thông minh dựa trên các công nghệ như: thanh toán thẻ, ví điện tử, hạn chế sử dụng tiền mặt.
 
f) Lĩnh vực giao thông vận tải và logistics
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Phát triển hệ thống giao thông thông minh, tập trung vào các hệ thống giao thông đô thị, các tuyến đường tỉnh lộ, quốc lộ.
 
- Chuyển đổi việc quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện kinh doanh vận tải, quản lý người điều khiển phương tiện, cho phép quản lý kết cấu hạ tầng giao thông số, đăng ký và quản lý phương tiện qua hồ sơ số, cấp và quản lý giấy phép người điều khiển phương tiện số.
 
- Phát triển các nền tảng kết nối giữa các chủ hàng, các nhà giao vận và khách hàng để phát triển thành một hệ thống một cửa để cho phép chủ hàng có thể tìm ra phương tiện tối ưu để vận chuyển hàng hóa và các kho bãi chính xác
cũng như hỗ trợ việc đóng gói và hỗ trợ đăng ký, hoàn thiện các quá trình xử lý
các văn bản hành chính liên quan.
 
g) Lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Triển khai xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm quản lý và khai thác toàn diện, hiệu quả, gồm: cơ sở dữ liệu về đất đai, nền địa lý quốc gia, quan trắc tài nguyên và môi trường, đa dạng sinh học, nguồn thải, viễn thám, biến đổi khí hậu; khí tượng - thủy văn; địa chất - khoáng sản.
 
- Triển khai các giải pháp thông minh trong quan trắc, giám sát, quản lý, xử lý sự cố môi trường, cảnh báo sớm thiên tai.
 
h) Lĩnh vực sản xuất công nghiệp
 
- Tập trung xây dựng và số hóa các hệ thống thông tin chuyên ngành; đồng thời chuẩn hóa dữ liệu để tích hợp, kết nối, chia sẻ với Kho dữ liệu của tỉnh phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của tỉnh.
 
- Chuyển đổi số trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp theo hướng chú trọng phát triển các trụ cột: xây dựng chiến lược và cơ cấu tổ chức thông minh, xây dựng nhà máy thông minh, vận hành thông minh, tạo ra các sản phẩm thông
minh, xây dựng dịch vụ về dữ liệu và phát triển kỹ năng số cho người lao động.
 
i) Lĩnh vực quốc phòng, an ninh
 
Triển khai đồng bộ các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, khoa học xã hội nhân văn, khoa học kỹ thuật công nghệ, công tác hậu cần - kỹ thuật quân sự,... Nhằm tiếp cận các công nghệ, chuyển đổi số (Internet vạn vật, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ robot, công nghệ 3D, công nghệ mô phỏng, vật liệu tiên tiến, công nghệ sinh học, công nghệ gen, công nghệ nano, năng lượng tái tạo,…) và ứng dụng trong các hoạt động quân sự quốc phòng; tập trung vào một số nhiệm vụ sau:
 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa trong quản lý, điều hành; chuẩn hóa hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
 
- Xây dựng, hoàn thiện quy hoạch và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin gắn với bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa trong lực lượng vũ trang của địa phương.
 
- Tự động hóa chỉ huy các cấp trong quản lý, điều hành; chỉ huy tác chiến, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; ứng dụng công nghệ mô phỏng trong huấn luyện, đào tạo, diễn tập Khu vực phòng thủ của các cấp, các ngành và nghiên
cứu phát triển các nền tảng số cho nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu, giáo dục chính trị, phát triển học liệu theo mô hình ODOL trong lực lượng vũ trang tỉnh
 
 
 
 
 
 
Các tin mới hơn